Kênh siêu thị vẫn giữ lợi thế trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ

VTV.vn – Người tiêu dùng ngày càng “thông minh” và “khó tính” hơn trong việc mua sắm các sản phẩm có giá thành cao, dễ hỏng, đặc biệt là thực phẩm phục vụ đời sống hàng ngày.

Thêm vào đó dân số Việt Nam trong năm 2023 với khoảng 100,3 triệu dân. Mức dân số bình quân ở thành thị chiếm khoảng 38,2 triệu dân và chiếm khoảng 38,1%, còn dân số trung bình ở nông thôn có khoảng 62,1 triệu dân, chiếm 61,9%. Thông qua các kênh bán hàng trực tuyến và mạng xã hội phát triển nên người tiêu dùng rất dễ tiếp cận các thông tin về sản phẩm, họ dễ dàng so sánh giá cả sản phẩm trước khi quyết định mua hàng, quan trọng hơn người tiêu dùng đã bắt đầu chú trọng hơn đến nguồn gốc sản phẩm, do vậy chợ truyền thống đã không còn là lựa chọn tốt.

Mua sắm trực tuyến thông qua các kênh thương mại điện tử có những lợi thế to lớn như: tiện lợi, tiết kiệm thời gian, đa dạng hàng hóa, thông tin sản phẩm minh bạch, giá cả cạnh tranh. Nhưng ngoài sự tiện lợi thì còn cố một số chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng như: sản phẩm còn sai lệch với mô tả, chất lượng sản phẩm có lúc chưa được đảm bảo, thời gian giao hàng hoặc thất lạc hàng hóa vẫn diễn ra đã làm mất đi tính tiện lợi của mua sắm.

Thực tế hiện nay lứa tuổi có thu nhập chính trong gia đình dần trẻ hóa, thời gian làm việc công sở liên tục, đã hình thành thói quen mua sắm trực tuyến thông qua sàn thương mại điện tử các sản phẩm phù hợp, nhưng với thực phẩm tươi sống, rau củ,..phục vụ bữa ăn gia đình thì kênh siêu thị tiện lợi, trung tâm thương mại lại là lựa chọn tốt nhất. Ngoài đáp ứng được sự tiện lợi, nguồn gốc sản phẩm thì các siêu thị, trung tâm thương mại còn phục vụ được đại đa số người dân về giá thành sản phẩm được thống nhất, thời hạn sử dụng của sản phẩm và môi trường mua sắm được đảm bảo thoáng mát, sạch sẽ.

Song song với đó các siêu thị, trung tâm thương mại cùng với các nhà sản xuất sản phẩm thông qua các kế hoạch hoạch bán hàng, tiêu thụ sản phẩm đã thường xuyên áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi, các hoạt động quảng bá sản phẩm thông qua sự tương tác với khách hàng bằng các hoạt động cộng đồng.

Kênh siêu thị vẫn giữ lợi thế trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ - Ảnh 1.

Để cạnh tranh với các sàn thương mại điện tử, cũng như các trung tâm thương mại, siêu thị tiện lợi thì các tiểu thương chợ truyền thống cần tiếp cận được khách hàng bằng việc phải sử dụng được các nền tảng công nghệ để livestream, quảng bá sản phẩm lên trang mạng xã hội, chứng minh được nguồn gốc xuất xứ hàng hóa,…và khó khăn nhất đó là tạo không gian trải nghiệm mua sắm. Với số lượng hàng hóa không nhiều, mặt hàng không đa dạng, các tiểu thương muốn cạnh tranh về giá là điều khó khăn, vì người mua hàng phải mua nhiều lần ở nhiều chỗ khác nhau dẫn đến mất thời gian và mất đi tính tiện lợi trong mua sắm, cùng với đó việc chen lấn để mặc cả giá bán gây sự khó chịu là điều không tránh khỏi,…dẫn đến không còn phù hợp với người dân sinh sống ở đô thị, làm việc văn phòng.

Theo Ông Nguyễn Thái Bình- Chuyên gia Kinh tế- Chủ tịch HĐQL Viện Ứng dụng Công nghệ AI và Thương mại số, chợ truyền thống mặc dù đã mất dần vai trò chính trong việc đưa sản phẩm đến người tiêu dùng, nhưng là nét văn hóa đã hình thành và tồn tại suốt chiều dài lịch sử của người dân Việt Nam, đã giúp cho bao gia đình mưu sinh ổn định cuộc sống.

Kênh siêu thị vẫn giữ lợi thế trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Thái Bình- Chuyên gia Kinh tế, Chủ tịch HĐQL Viện Ứng dụng Công nghệ AI và Thương mại số

Việc thương mại tiêu thụ sản phẩm cần được phát triển trên cả ba mô hình kênh phân phối của ngành bán lẻ đó là: thương mại điện tử- trung tâm thương mại, siêu thị tiện lợi và chợ truyền thống.

Trong đó, đối với chợ truyền thống cần có sự quy hoạch lại để đáp ứng được ba yếu tố cơ bản là: thống nhất giá, nguồn gốc sản phẩm rõ ràng- đáp ứng tính tiện lợi mua sắm- đảm bảo thoáng mát, sạch sẽ. Để làm được ba yếu tố trên cần được nâng cấp cơ sở hạ tầng, tăng cường hỗ trợ tiểu thương bằng cách nâng cao trình độ Ban quản lý chợ, gắn kết du lịch với trưng bày sản phẩm đặc trưng vùng miền để thúc đẩy phát triển “nền kinh tế đêm”

Với kênh phân phối sản phẩm là trung tâm thương mai, siêu thị tiện lợi. Thì mô hình kinh doanh siêu thị tiện lợi vẫn đáp ứng được số đông người dân một cách hiệu quả. Quy mô mỗi một địa điểm không cần quá lớn, được mở ra ở khắp nơi, đa dạng nguồn hàng, rõ ràng nguồn gốc,…do vậy, đã đáp ứng tối đa tính tiện lợi trong việc mua sắm, đặc biệt là các sản phẩm sử dụng ngắn ngày và thường xuyên.

vtv.vn

Bình luận tại đây

Chưa có phản hồi nào cho bài viết này, tại sao bạn không trở thành người đầu tiên?

Có thể bạn quan tâm

Back To Top