Đầu tư, xúc tiến thương mại sản phẩm gạo hữu cơ

Ngày 16/8/2023, Viện Ứng dụng Công nghệ AI và Thương mại số cùng Đoàn đối tác từ Mỹ đã có chương trình khảo sát vùng nguyên liệu và làm việc tại các tỉnh Ninh Bình, Nam Định. Đây là 2 địa phương có điều kiện thuận lợi để trở thành một trong những vựa lúa của miền Bắc.

Thị trường các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm, vì có điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lương thực dồi dào. Việt Nam có nhiều giải pháp cân đối xuất khẩu đảm bảo phát triển kinh tế, nhưng vẫn đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Để thực hiện hiệu quả chính sách của Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 610/CĐ-TTg ngày 3/7/2023 về việc tăng cường thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo….Viện Ứng dụng Công nghệ AI và Thương mại số đã triển khai các giải pháp kết nối các nhà đầu tư, nhâp khẩu nông sản Việt Nam, với sản phẩm ưu tiên là Gạo định hướng cho năm 2024. Đoàn đã đến tham quan cánh đồng lúa, nhà máy chế biến gạo và kho dự trữ.

nlntv-hinh1-1692437691.jpg
Cán bộ tỉnh Ninh Bình giới thiệu tiềm năng, thế mạnh về giống lúa sản xuất theo hướng hữu cơ tại địa phương cho đối tác nước ngoài

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Thái Bình, Chủ tịch Hội đồng Quản lý, Viện Ứng dụng Công nghệ AI và Thương mại số đánh giá cao những chuyển biến mạnh mẽ trong phương thức sản xuất lúa hữu cơ tại các địa phương. Theo ông, qua quá trình khảo sát vùng nguyên liệu, nhận thấy các địa phương đang từng bước thay đổi tư duy từ sản xuất nhỏ lẻ, lạc hậu được thay thế bằng phương thức sản xuất lúa theo hướng an toàn, lúa hữu cơ, chú trọng kỹ thuật, canh tác hiện đại. Tuy nhiên vấn đề về mở rộng, phát triển mô hình và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm chưa thực sự hiệu quả.

Bởi muốn sản xuất hữu cơ cần có sự đồng hành của doanh nghiệp liên kết, hỗ trợ vật tư đầu vào, quy trình kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm như vậy mới tăng hiệu quả kinh tế.

Việc nâng tầm sản phẩm bằng tiêu chuẩn, chất lượng và tính ổn định trong kinh doanh là điều kiện quan trọng giúp gạo của Ninh Bình, Nam Định, tạo dựng, khẳng định uy tín trên thị trường tiêu dùng trong nước và tiếp cận với thị trường quốc tế

nlntv-hinh4-1692437736.jpg
Ông Nguyễn Thái Bình, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Viện Ứng dụng Công nghệ AI và Thương mại số (trong cùng từ trái qua phải )

Hiểu được những khó khăn còn vướng mắc từ các địa phương, Viện Ứng dụng Công nghệ AI và Thương mại số mong muốn đồng hành cùng địa phương đưa công nghệ hiện đại áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ xúc tiến tiêu thụ, phát huy những sản phẩm thế mạnh, thúc đẩy kết nối hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và các đối tác nước ngoài nhằm đưa nông sản Việt vươn xa hơn trên thị trường quốc tế. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi giúp nhiều doanh nghiệp, HTX nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm gạo sạch, gạo đạt chuẩn organic; hình thành chuỗi liên kết đầu ra, đầu tư mở rộng tại các tỉnh, thành trong cả nước, từng bước tiếp cận các thị trường khó tính như: Mỹ, EU, Úc, Nhật, Hàn….

Dự kiến trong thời gian tới, Viện cùng các đối tác từ Mỹ sẽ triển khai các nhiệm vụ, xúc tiến sản phẩm gạo hữu cơ tại các địa phương, hướng đến mục tiêu chung xuất khẩu hiệu quả và bền vững.

Theo Bộ Công thương, ước tính đến hết tháng 7/2023, Việt Nam xuất khẩu 4,83 triệu tấn gạo, trị giá 2,58 tỷ USD, tăng 18,7% về lượng và tăng 29,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Giá xuất khẩu bình quân ước đạt 534 USD/tấn, tăng 9,2% so cùng. Xuất khẩu gạo tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng tại thị trường truyền thống, thị trường có FTA thế hệ mới.

Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) dự báo lượng sản xuất lúa gạo toàn cầu sẽ tăng 1,3% trong mùa vụ năm 2023 – 2024./.

nguonluc.com.vn

Bình luận tại đây

Chưa có phản hồi nào cho bài viết này, tại sao bạn không trở thành người đầu tiên?

Back To Top