Đồng bằng sông Hồng (hay còn gọi là vùng Châu thổ Bắc Bộ) là khu vực hạ lưu sông Hồng và sông Thái Bình thuộc vùng Bắc Bộ nước ta. Vùng Đồng bằng sông Hồng có 11 tỉnh thành, trong đó có 2 thành phố trực thuộc trung ương, 9 tỉnh và 16 thành phố thuộc tỉnh. Các tỉnh thành phố thuộc vùng đồng bằng sông Hồng bao gồm: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình. Diện tích của vùng này là 14.806 km2 – là đồng bằng châu thổ lớn thứ 2 của nước ta. Tuy nhiên, dân số của vùng này là 21,6 triệu người (chiếm tới 22,1% dân số của cả nước – năm 2020); quỹ nông nghiệp hạn chế, đất trong đê không được bồi đắt thường xuyên và đang dần bị thoái hoá; địa hình thấp và có nhiều ô trũng, mùa mưa dễ gây ngập lụt kéo dài; thời tiết độc hại với rét đậm, rét hại, khí hậu nhiệt đới ẩm dễ phát sinh dịch bệnh, khó khăn trong bảo dưỡng các máy móc, thiết bị sản xuất; việc thiếu khoáng sản, nguồn tài nguyên tại chỗ hạn chế, phần lớn phải nhập khẩu nguyên liệu từ những vùng khác là một trong những khó khăn của vùng và là những thách thức lớn của vùng.
Thời gian qua, kinh tế vùng tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005 – 2020 đạt 7,94%/năm, cao hơn mức bình quân cả nước; quy mô kinh tế tăng nhanh, năm 2020 đạt 2,37 triệu tỉ đồng, chiếm 29,4% GDP cả nước; GRDP bình quân đầu người đạt 103,6 triệu đồng/năm, gấp 1,3 lần bình quân cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ giữ vai trò trụ cột. Thu hút đầu tư nước ngoài tăng mạnh. Đô thị phát triển nhanh, tỷ lệ đô thị hóa trên 41%. Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt thành tựu nổi bật, 99,2% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Kinh tế biển phát triển khá, đặc biệt thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh dần trở thành trung tâm kinh tế biển lớn. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ phát triển mạnh mẽ, đi đầu trong thực hiện các đột phá chiến lược và đổi mới mô hình tăng trưởng. Kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội được tập trung đầu tư và phát triển khá đồng bộ, hiện đại, nhất là hạ tầng giao thông; phát huy tốt vai trò của các hành lang, vành đai kinh tế. Quản lý, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường được chú trọng; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu. Văn hóa – xã hội được quan tâm phát triển;.. Nguồn nhân lực cơ bản đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng nhanh. Khoa học – công nghệ được ứng dụng mạnh mẽ.
-Vùng đồng bằng sông Hồng là cầu nối giữa vùng Đông Bắc, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, thuận lợi giao lưu với các vùng khác trong cả nước và mở rộng giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới. Vùng đồng bằng sông Hồng có những đồng bằng châu thổ màu mỡ, dải đất rìa trung du với một số tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch và vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng. Nhờ có thủ đô Hà Nội – trái tim của cả nước nên đồng bằng sông Hồng giữ vị trí trung tâm kinh tế, khoa học – kĩ thuận và văn hoá của cả nước. Sân bay Nội Bài, cảng Hải Phòng là những cửa ngõ mở ra khu vực và thế giới. Vì thế đồng bằng sông Hồng có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.… Đây chính là những tiền đề, nguồn lực quan trọng cho tăng trưởng và phát triển bền vững, đồng thời cũng là để nâng cao vị thế của Việt Nam nói chung và vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng trong khu vực và trên thế giới.
– Vùng đồng bằng sông Hồng có vị trí địa lý thuận lợi trên trục giao thông Bắc – Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không với hệ thống giao thông đường bộ kết nối với cả nước. Vùng đồng bằng Sông Hồng có kết cấu cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, nước… có sự phát triển mạnh. Hệ thống đường cao tốc của vùng với nhiều tuyến đường như: đường cao tốc Bắc – Nam, đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai và tuyến đường cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng (đang trong quá trình xây dựng) hội tụ các điều kiện, tiền đề trong triển khai thực hiện hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới nhằm góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế vùng đồng bằng Sông Hồng
– Vùng đồng bằng sông Hồng là nơi có địa hình thấp, chủ yếu là đồng bằng, khá là bằng phẳng nên thuận lợi cho phát triển tất cả các ngành kinh tế và dân cư sống tập trung có nhiều tiềm năng để phát triển các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao trong phát triển kinh tế như du lịch, dịch vụ xuất nhập khẩu, logistics nghề cá, dầu khí, vận tải, phát triển cảng biển, dịch vụ cảng và sau cảng, sữa chữa tàu biển…Là tiền đề để triển phát triển các ngành dịch vụ, kinh tế biển, hội tụ các điều kiện, tiền đề vùng đồng bằng sông Hồng phát huy các nguồn lực trong triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2030,tầm nhìn 2045.
– Vùng đồng bằng sông Hồng có đường bờ biển dài 400km kéo dài từ Hải Phòng đến Ninh Bình, có điều kiện thuận lợi để nuôi trồng và khai thác thuỷ hải sản, phát triển giao thông đường biển cũng như du lịch… Đó không chỉ là tiềm năng phát triển du lịch nghỉ mát tắm biển, du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh, du lịch thể thao giải trí với các loại hình phong phú… mà còn cho phép các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng phát triển du lịch hội thảo, hội nghị, du lịch sinh thái kết hợp khám phá đời sống địa phương, du lịch cộng đồng…
– Vùng đồng bằng Sông Hồng là vùng có đông dân nhất cả nước và mật độ dân số cũng cao nhất cả nước. Với đặc điểm về dân cư lao động này đã tạo cho vùng một nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.Việc hình thành các đô thị ven biển và cùng với sự phát triển các khu kinh tế ven biển trong vùng đã tạo điều kiện cho việc thiết lập và mở rộng liên kết kinh tế giữa các địa phương với các tỉnh trong cả nước. Điều này sẽ được hiện thực hóa khi mà vùng đồng bằng sông Hồng khai thác và phát huy hiệu quả các nguồn lực của mình, quy hoạch, xây dựng được một mạng lưới bất động sản logistics hoàn chỉnh trên các hành lang kinh tế, trên các địa bàn có khả năng kết nối cao trên quy mô vùng, tránh tình trạng “mạnh ai, nấy làm”, cơ chế ưu đãi thu hút đầu tư mang tính riêng lẻ theo từng địa phương, nguy cơ làm phá vỡ không gian kinh tế chung của vùng…
Mặc dù vùng đồng bằng sông Hồng những năm qua, các kết quả đạt được về phát triển kinh tế -xã hội là rất tích cực nhưng vẫn còn khiêm tốn, “tăng trưởng kinh tế của vùng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế còn chậm; các địa phương phát triển không đồng đều, tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào vốn và lao động. Cơ cấu thu ngân sách ở một số địa phương chưa bền vững. Công tác quy hoạch còn nhiều bất cập, nhất là quy hoạch đô thị; tình trạng quy hoạch “treo”, dự án “treo” còn khá phổ biến. Hệ thống đô thị phát triển chưa hợp lý, thiếu bền vững; phát triển nhà ở xã hội chưa đáp ứng yêu cầu; các khu công nghiệp thiếu liên kết, chưa hình thành được các cụm liên kết ngành. Đầu tư công còn dàn trải, hiệu quả chưa cao, một số dự án chậm tiến độ, thua lỗ. Quản lý đất đai, tài nguyên còn nhiều hạn chế; ô nhiễm môi trường ngày càng phức tạp, nhất là nước thải, chất thải nguy hại” (Nghị quyết 30-NQ/TW). Hệ thống logistics vùng tuy có phát triển thuận lợi nhưng chưa khai thác hết được lợi thế địa – kinh tế và tương xứng với tiềm năng của mỗi địa phương; cơ sở hạ tầng phục vụ cho các hoạt động logistics cũng như sự kết nối giữa hạ tầng thương mại, hạ tầng giao thông, hạ tầng công nghệ thông tin,… cả trong nước và với khu vực còn chưa cao nên hiệu quả hoạt động logistics còn nhiều tồn tại, bất cập như: Chi phí logistics, đặc biệt là giá cước vận tải biển tăng cao gây khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu; Hệ thống logistics chưa thực sự phát huy vai trò quan trọng trong đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển nhanh và bền vững ở các địa phương.” Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về logistics còn hạn chế cả về nhân lực và trình độ; nhiều cán bộ chưa được đào tạo đúng chuyên ngành, hoạt động theo phương thức kiêm nhiệm; biên chế nhà nước bố trí cho công tác quản lý về logistics còn hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng công việc được giao. Đến nay bộ phận chuyên trách về logistics tại Bộ Công Thương (còn ở các địa phương tại các Sở Công thương) chưa được thành lập nên công tác điều phối và phát triển logistics quốc gia còn hạn chế”…(NQ 163/2022/NQ-CP). Đối với thành phố Hà Nội, hệ thống logistics đang trong quá trình hình thành và phát triển nhưng còn hạn chế, nhất là chính sách phát triển logistics, cơ sở hạ tầng logistics, Hà Nội đến nay vẫn chưa có trung tâm logistics và KCN logistics nào để thu hút đầu tư logistics (trong khi đó, đến nay TP Hà Nội đã có 10 KCN chính thức đi vào hoạt động với tổng diện tích là 1.437 ha, cơ bản lấp đầy 95% diện tích và có 03 KCN đang trong quá trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật để chuẩn bị thu hút đầu tư và định hướng đến năm 2030, thành phố Hà Nội được quy hoạch 33 KCN với tổng diện tích 7.074 ha, rất đáng tiếc là vẫn chưa thấy KCN logistics xuất hiện trong các quy hoạch của thành phố!). Điều này dẫn đến làm thất thu về dịch vụ logistics, dịch vụ Hải quan… và làm tăng chi phí logistics, giảm khả năng cạnh tranh các sản phẩm của doanh nghiệp. Đây cũng là tồn tại chung về hệ thống logistics của 11 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng.
“Tấm huân chương bao giờ cũng có mặt trái của nó”, kinh tế Việt Nam nói chung và vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng những năm qua, nhất là thời kỳ đổi mới, tuy đã thu được nhiều kết quả tích cực, được mọi người dân và cộng đồng quốc tế ghi nhận nhưng thực tế vẫn còn nhiều việc phải làm để phát triển hệ thống logistics của vùng đồng bằng sông Hồng nhằm triển khai thực hiện hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do, thúc đẩy kinh tế vùng phát triển bền vững, nâng cao chất lượng tăng trưởng, hiệu quả đầu tư, an sinh xã hội được đổi mới hơn…
Nhằm hiện thực hóa mục tiêu của Nghị quyết 30-NQ/TW: “Đồng bằng Sông Hồng là vùng phát triển nhanh, bền vững, có cơ cấu kinh tế hợp lý, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc; tập trung phát triển công nghiệp, dịch vụ hiện đại và nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, xanh, tuần hoàn có giá trị kinh tế cao; trở thành trung tâm giáo dục, đào tạo nhân lực chất lượng cao của cả nước; đi đầu về phát triển khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, xã hội số; có hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ, hiện đại, đô thị thông minh, có tính kết nối cao. Tình trạng ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông và ngập úng cơ bản được giải quyết. Tổ chức đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường; quốc phòng, an ninh được giữ vững; quan hệ đối ngoại mở rộng, hội nhập quốc tế hiệu quả. Đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được nâng cao, dẫn đầu cả nước. Xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng và cả nước, phấn đấu ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực. Với một số chỉ tiêu cụ thể:
– Giai đoạn 2021 – 2030, tăng trưởng GRDP đạt bình quân khoảng 9%/năm. Đến năm 2030, GRDP vùng tăng khoảng 3 lần so với năm 2020 (giá hiện hành), trong đó nông, lâm và thủy sản chiếm khoảng 3,5%; công nghiệp – xây dựng chiếm khoảng 47%; dịch vụ chiếm khoảng 41%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp chiếm khoảng 8,5%. GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 274 triệu đồng/người/năm. Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân đạt trên 7%. Đóng góp bình quân của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng giai đoạn 2021 – 2030 đạt 55%. Kinh tế số đạt khoảng 35% GRDP. Tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 55%; có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có ít nhất 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
– Tầm nhìn đến năm 2045: Đồng bằng Sông Hồng là vùng phát triển hiện đại, văn minh, sinh thái; là trung tâm kinh tế, tài chính lớn mang tầm khu vực và thế giới; trung tâm hàng đầu của cả nước về văn hóa, giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo, y tế và chăm sóc sức khỏe Nhân dân; có kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ, hiện đại, thông minh. Hệ thống đô thị liên kết thành mạng lưới, thông minh, xanh, bền vững. Người dân có thu nhập cao, cuộc sống thịnh vượng, hạnh phúc. Quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc. Các tổ chức đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường. Thủ đô Hà Nội trở thành thành phố kết nối toàn cầu, ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và thế giới”. Vì vậy, để phát triển hệ thống logistics vùng đồng bằng sông Hồng nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đề ra trong Nghị quyết 30-NQ/TW, chúng tôi cho rằng cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ, thực hiện cả trước mắt và lâu dài
Do vậy, nghiên cứu đề tài: “Phát triển logistics nông nghiệp Vùng đồng bằng Sông Hồng nhằm thúc đẩy tăng trưởng bền vững” là rất cần thiết, cấp bách cả về mặt lý luận và thực tiễn đáp ứng được các yêu cầu đang đặt ra nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đề ra trong Nghị quyết 30-NQ/TW và thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- “Thương mại và Logistics Việt Nam 35 năm (1986-2021)-Những vấn đề lý luận và Thực tiễn”. NXB Lao động 2021
- Bài toán quản lý nhà nước về ngành logisitics – Tạp chí kinh tế và Dự báo số 04 tháng 2/2020
- Bàn thêm về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực logistics Việt Nam HTKHQG-Trường Đại học Marketing TP HCM-2019
- Bàn về chính sách dự trữ quốc gia của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay – Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 280, tháng 10/2020.
- Bình Phước phát triển logistics nhằm biến tiềm năng thành lợi thế để tăng trưởng – Tạp chí kinh tế và Dự báo số 07 tháng 3/2022.
- Campital Structure and Performance: Empirical Evidence from Vietnam – Journal of Emerging Issues in Economics, Finance and Bankinh (JEIEFB) An Online International (Double-Blind) Refereed Research Journal (ISSN: 2306-367X)
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực logistics trên địa bàn TP Hà Nội –Kỷ yếu HTQT-Trường ĐH Kinh tế Huế- ĐH Huế,Tháng 12/2021
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực logistics Việt Nam –Kỷ yếu HTQT-Trường ĐH Kinh tế Huế- ĐH Huế,Tháng 12/2020
- Factors Affecting Logistics Capabilities for Logistics Service Providers: A Case Study in Vietnam- Tạp chí Journal of Asian Finance, Economics and Business-(ISI/Scopus Q2)
- Hoàng Văn Tư: “Phát triển cơ sở hạ tầng logistics trên địa bàn Huyện” – bảo vệ tháng 25/10/2019.
- Kiến nghị tháo gỡ đứt gãy chuỗi cung ứng – Tạp chí VLR: Việt Nam logistics Review, 169 – 11/2021
- Kỷ yếu hội thảo quốc tế nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ “Phát triển nguồn nhân lực logistics ở Việt Nam “,mã số:B2018-KHA-05SP theo Quyết định số 1596/QĐ-ĐHKTQD, ngày 18 tháng 09 năm 2018 lần 1: “Hội nhập quốc tế : Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực logistics” . NXB Lao động Xã hội 2018
- Kỷ yếu hội thảo quốc tế nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ “Phát triển nguồn nhân lực logistics ở Việt Nam “,mã số:B2018-KHA-
- Một số vấn đề về phát triển nguồn nhân lực logistics ở Việt Nam. NXB Lao động Xã hội 2019
- NCS Đoàn Thị Hồng Anh: Phát triển logistics xanh trên địa bành thành phố Hà Nội – Bảo vệ thành công luận án-2021
- NCS Nguyễn Quỳnh Mai: Hoàn thiện hệ thống thông tin trong các doanh nghiệp logistics – đang thực hiện luận án
- NCS Nguyễn Thị Việt Ngọc: Nâng cao hiệu quả hoạt động logistics của các doanh nghiệp sản xuất sữa Việt Nam – đang thực hiện luận án
- NCS Vũ Thị Nữ: Phát triển bền vững thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định – Bảo vệ thành công luận án – 2020
- Nhu cầu nguồn nhân lực logistics Việt Nam đến năm 2045 –Kỷ yếu HTQT-Trường ĐH Kinh tế Huế- ĐH Huế,Tháng 12/2021
- Những vấn đề đặt ra về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực logistics Việt Nam – Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Số 01, tháng 9/2021.
- Những vấn đề đặt ra về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực logistics Việt Nam- Tạp chí Khoa học và Công nghệ, trường Đại học Hòa Bình tháng 9/2021, Số 01
- Phát triển hệ thống logisitics biển Việt Nam để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế biển đảo. HTKHQG về kinh tế biển đảo: Đông Hà-Quảng Trị 7/2019
- Phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam –Giải pháp chính sách từ góc độ hệ logisitics– Tạp chí kinh tế và Dự báo số 17 tháng 9/2018
- Phát triển logisitics nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển du lịch vùng duyên hải miền Trung. HTKHQG: Hội đồng vùng KTTĐMT-UBND TTH –Huế 2/2019
- Phát triển nguồn nhân lực logistics ở Việt Nam- Kỷ yếu HTQG,Trường ĐH Hòa Bình- Số 8.Bùi Xuân Phái ,Tháng 4/2021
- Phát triển trung tâm logistics nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 292, tháng 10/2021.
- Quản trị nguồn nhân lực logistics ở Việt Nam. NXB Dân trí 2020
- Thương mại và logistics Việt Nam thời kỳ đổi mới triển vọng đến năm 2045, NXB Lao Động 2021.
- Trần Hữu Dũng: “Quản trị chuổi cung ứng trong lĩnh vực xây lắp tại công ty cổ phần phát triển công trình viễn thông” – bảo vệ /2018
- Trần Thị Hường: “Quản trị vận hàng chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Nam”. Bảo vệ ngày 18/12/2019.
Bình luận tại đây
Chưa có phản hồi nào cho bài viết này, tại sao bạn không trở thành người đầu tiên?